Bản đồ tính cách P2 – Nhóm trí tuệ
Chúng ta đã nghe nói đến Bản đồ tư duy (Mind Map) và tầm quan trọng của nó, nhưng với tôi, đó chỉ là cách tiếp cận theo phần ngọn nếu như tôi hay bạn chưa hiểu rõ mình là ai, kiểu của mình là gì, mình hợp với kiểu tư duy nào để từ đó biết mình sẽ phù hợp với những điều gì.
Giữa muôn trùng đại dương cuộc đời, định vị được bản thân không phải chuyện đơn giản. Nhưng đừng lo, khi các bạn đang đọc bài viết này, đây là một tấm bản đồ với đầy đủ các mảnh ghép về mỗi cá nhân chúng ta. Phần trước chúng mình đã đi qua 5 yếu tố cơ bản để ghép thành các nhóm tính cách, vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến phần quan trọng nhất, đó chính là cụ thể từng nhóm tính cách một.
Nếu mà bạn tinh ý thì sẽ nhận thấy 5 yếu tố với hai options, thì phải tạo ra 32 tính cách chứ, sao có 16 nhóm vậy nhỉ. Đó là bởi vì, yếu tố cuối cùng trong 5 yếu tố mà ở bài trước mình có giới thiệu, tức là Cách đặt góc nhìn bản thân, không ảnh hưởng nhiều đến đặc trưng tâm lý gì độc đáo ở mỗi người, mà nó chỉ tạo ra cách tiếp cận vấn đề khác nhau, một phiên bản sẽ tham vọng hơn, dễ căng thẳng hơn, hay tự ti và lo lắng hơn, và phiên bản còn lại khiêm tốn hơn, bình tĩnh hơn, và tự tin thoải mái hơn mà thôi. Đây cũng là một yếu tố thay đổi dễ nhất, thông qua trải nghiệm sống, sự trưởng thành, và sự tập luyện bồi dưỡng tâm hồn, là một vấn đề mà tôi cũng đang luyện tập từng ngày.
Giải quyết xong yếu tố thứ 5, chúng ta tìm hiểu 4 nhóm yếu tố quan trọng hơn. Để nhắc lại cho các bạn khỏi quên, 4 nhóm yếu tố này gồm: Cách lấy năng lượng (hướng ngoại/hướng nội), Ưu tiên sử dụng năng lượng (trừu tượng/cụ thể), Giá trị ưu tiên trong việc ra quyết định (lý trí/tình cảm), và Chiến lược sống (kỷ luật/tuỳ cơ ứng biến). Để gọn trong việc gọi tên và sắp xếp các nhóm tính cách, thì người ta dùng các chữ viết tắt trong tiếng Anh để đặt cho từng options trên. Hướng ngoại – Extroverted (viết tắt là chữ “E” Hướng nội – Introverted (I), Trừu tượng – Intuitive “N”, Cụ thể – Observant (S), Lý trí – Thinking (T), Tình cảm – Feeling (F), Kỷ luật – Judging (J), Tuỳ cơ ứng biến – Prospecting (P).
Giữa muôn trùng đại dương cuộc đời, định vị được bản thân không phải chuyện đơn giản. Nhưng đừng lo, khi các bạn đang đọc bài viết này, đây là một tấm bản đồ với đầy đủ các mảnh ghép về mỗi cá nhân chúng ta. Phần trước chúng mình đã đi qua 5 yếu tố cơ bản để ghép thành các nhóm tính cách, vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đến phần quan trọng nhất, đó chính là cụ thể từng nhóm tính cách một.
Nếu mà bạn tinh ý thì sẽ nhận thấy 5 yếu tố với hai options, thì phải tạo ra 32 tính cách chứ, sao có 16 nhóm vậy nhỉ. Đó là bởi vì, yếu tố cuối cùng trong 5 yếu tố mà ở bài trước mình có giới thiệu, tức là Cách đặt góc nhìn bản thân, không ảnh hưởng nhiều đến đặc trưng tâm lý gì độc đáo ở mỗi người, mà nó chỉ tạo ra cách tiếp cận vấn đề khác nhau, một phiên bản sẽ tham vọng hơn, dễ căng thẳng hơn, hay tự ti và lo lắng hơn, và phiên bản còn lại khiêm tốn hơn, bình tĩnh hơn, và tự tin thoải mái hơn mà thôi. Đây cũng là một yếu tố thay đổi dễ nhất, thông qua trải nghiệm sống, sự trưởng thành, và sự tập luyện bồi dưỡng tâm hồn, là một vấn đề mà tôi cũng đang luyện tập từng ngày.
Giải quyết xong yếu tố thứ 5, chúng ta tìm hiểu 4 nhóm yếu tố quan trọng hơn. Để nhắc lại cho các bạn khỏi quên, 4 nhóm yếu tố này gồm: Cách lấy năng lượng (hướng ngoại/hướng nội), Ưu tiên sử dụng năng lượng (trừu tượng/cụ thể), Giá trị ưu tiên trong việc ra quyết định (lý trí/tình cảm), và Chiến lược sống (kỷ luật/tuỳ cơ ứng biến). Để gọn trong việc gọi tên và sắp xếp các nhóm tính cách, thì người ta dùng các chữ viết tắt trong tiếng Anh để đặt cho từng options trên. Hướng ngoại – Extroverted (viết tắt là chữ “E” Hướng nội – Introverted (I), Trừu tượng – Intuitive “N”, Cụ thể – Observant (S), Lý trí – Thinking (T), Tình cảm – Feeling (F), Kỷ luật – Judging (J), Tuỳ cơ ứng biến – Prospecting (P).
Chúng ta có 4 yếu tố, mỗi yếu tố có 2 options, tổng cộng sẽ là 16 nhóm tính cách, được đặc trưng bởi 4 chữ cái viết tắt, ví dụ như tính cách ESTJ, ENFP, INTJ, ISFP… Mỗi một tính cách đều sở hữu cho mình những đặc trưng rất riêng biệt, các điểm mạnh điểm yếu, khả năng đặc biệt, xu hướng nghề nghiệp, cách tiếp cận vấn đề tình cảm, cách kết bạn, cả cách nuôi dạy con cái nữa đó. Nhưng trước khi đi chi tiết từng tính cách, mình sẽ hướng dẫn cách chia các tính cách thành 4 nhóm tổng quát. Các bạn sẽ nhận thấy một điều cực thú vị, đó là không chỉ những người cùng một tính cách mới có nhiều điểm tương đồng, mà những người trong cùng một nhóm tổng quát cũng có rất nhiều điểm giống nhau.

Tiêu chí phân chia thứ nhất là giữa những người trừu tượng (viết tắt bằng chữ N) và những người cụ thể (S). Lý do thì quá rõ ràng, Ưu tiên sử dụng năng lượng của hai nhóm này đối lập nhau hoàn toàn. Một bên thì ưu tiên thời gian và năng lượng vào việc cụ thể, hẳn hoi, dễ thấy ngay trước mắt, còn một bên lại xem trọng những khái niệm cao siêu, trừu tượng, kỳ bí, lớn lao không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hai nhóm này đối lập rất dữ dội, ở trạng thái cực đoan nhất, một bên sẽ coi thường và chế giễu bên kia là lơ ngơ ngáo ộp, bên kia lại coi rẻ bên này là hời hợt, nông cạn, kém sâu sắc.
Lại trong nhóm tổng quát Trừu tượng “N”, có sự khác biệt rất lớn giữa những người Lý trí trừu tượng (NT) và Tình cảm trừu tượng (NF). Lý do là vì khi tập trung suy tư xa xăm, thì người ta lại khác nhau về chủ đề của cuộc suy tư đó. Một kiểu sẽ suy tư về kiến thức, khoa học tự nhiên, kinh tế, chính trị, làm giàu… còn một bên sẽ suy tư về đạo đức, tư tưởng, lý tưởng sống, và các giá trị nhân văn cao cả. Từ đây phân ra hai nhóm tổng quát, đó là những người mang đặc điểm NT, gọi chung là Nhóm tổng quát Trí tuệ, với điểm mạnh là đầu óc thông minh, tầm nhìn xa, khả năng phân tích và tư duy logic; nhóm còn lại đặc trưng NF, gọi chung là Nhóm tổng quát Tư tưởng đạo đức, điểm mạnh là ý thức đạo đức nhân văn rất sâu xa, họ rất dễ xúc cảm với những phẩm hạnh cao quý của nhân loại, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn, khả năng diễn thuyết, hùng biện đi vào lòng người.
Còn trong nhóm Cụ thể (S), điểm khác biệt lớn lại là giữa những người Cụ thể kỷ luật (SJ) và những người Cụ thể tuỳ cơ ứng biến (SP). Người Cụ thể kỷ luật (SJ) là những nhà quản lý xuất sắc, những nhân viên tận tuỵ, những người luôn hoàn thành deadline, những công dân ưu tú của xã hội. Chúng ta nợ họ nhiều thứ, như các dịch vụ chăm sóc y tế, sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, sự ngăn nắp và vệ sinh, sự an toàn của mỗi căn nhà, niềm vui của những bữa tiệc teambuilding công ty nhiệt thành và sôi động. Còn người Cụ thể và Tuỳ cơ ứng biến (SP) thì sao, các bạn đoán xem với một khả năng đón bắt nhanh chóng từng thời khắc của cuộc sống và phương châm sống cho hiện tại, thích những gì cụ thể, không ngại xắn tay áo và lao ngay vào bất kỳ điều gì làm họ hứng thú, ghét suy nghĩ nặng đầu và những điều cao siêu trừu tượng, ghét cả sự ngăn nắp rập khuôn và những quy định ghi nhớ? Đó là những con người táo bạo nhất, những tay chơi lãng tử hào hoa, những nhà khởi nghiệp đầy đam mê và thích mạo hiểm, và cả những người nghệ sĩ nhạy cảm, hay buồn vui bất chợt, với các khoảnh khắc ngẫu hứng thiên tài làm hàng triệu con tim lệch nhịp. Người Cụ thể kỷ luật (SJ) được gọi là Nhóm tổng quát Trách nhiệm, còn Cụ thể tuỳ cơ ứng biến (SP) là Nhóm tổng quát Khám phá.
Tới đây mình sẽ đi sâu hơn đặc trưng của từng tính cách một.
Nhóm Trí tuệ (NT):
ENTJ: hướng ngoại, trừu tượng, lý trí và kỷ luật, tên gọi của tính cách này là Nhà lãnh đạo tài ba.
Đây là thần tượng của nhiều người, và niềm e ngại của nhiều người khác. Họ dẫn dắt, truyền đạt tầm nhìn, thúc đẩy đội ngũ tiến lên phía trước, suy nghĩ lớn lao và đam mê chinh phục những đỉnh cao. Điểm yếu: kiêu ngạo, ích kỷ, thô lỗ, áp bức và bỏ mặc người yếu thế trên đường đi đến vinh quang. Người nổi tiếng: Napoleon, Thành Cát Tư Hãn, Tần Thuỷ Hoàng, Donald Trump.
ENTP: hướng ngoại, trừu tượng, lý trí, tuỳ cơ ứng biến, tên gọi: Người có tầm nhìn xa.
Đây là những người cực kỳ thông minh, có tư duy phản biện bẩm sinh và tinh quái, họ có những cách xử lý vấn đề rất khôn ngoan và linh hoạt. Tò mò và giỏi ăn nói, họ có khả năng dùng ngôn từ để bắt bí bạn hoặc nguỵ biện rất ghê gớm. Điểm yếu: phi thực tế, vô kỷ luật, lười lao động, hời hợt, tự cho mình hơn người, ham chơi ham ăn ham ngủ. Những người/nhân vật thuộc nhóm này có thể kể đến là: Mark Twain, Thomas Edison, Joker (phim Batman).
INTP: hướng nội, trừu tượng, lý trí, tuỳ cơ ứng biến, tên gọi: Nhà phân tích.
Đây là một cuốn bách khoa toàn thư, cái gì cũng nghiên cứu nghiền ngẫm phân tích. Họ có khả năng chăm chú hàng giờ đồng hồ để tìm hiểu toàn bộ chu trình vận hành và các logic thú vị bên trong của một hệ thống máy móc…chỉ để thoả óc thích nghiên cứu vậy thôi. Nhìn tưởng họ chảnh và khinh người, nhưng thực ra là vì họ không giỏi giao tiếp, chỉ thích suy tư và tìm tòi, họ cũng có thể đưa ra những giải pháp và ý tưởng rất sáng tạo đấy. Điểm yếu: phi thực tế, vô kỷ luật, tự cho mình hơn người, lười lao động và vận động nói chung, ngại giao tiếp, lạnh lùng, lập dị. Có thể kể đến những người sau như một ví dụ cụ thể về họ: Sherlock Holmes, Albert Einstein, Bill Gates, Issac Newton, Archimedes (Ác-si-mét).
INTJ: hướng nội, trừu tượng, lý trí, kỷ luật, tên gọi: Chiến lược gia đại tài.
Đây là một hiện thân sống động của các nhà chiến lược quân sự cổ đại thời xưa, những người nổi tiếng thuộc nhóm gồm Gia Cát Lượng, Mourinho, Putin, Tôn Tử. Nghe là hoành tráng rồi, họ thông minh và kỷ luật thép. Họ xem cuộc đời như một ván cờ nơi mà mỗi nước đi đều cần phải tính toán cẩn thận. Họ khao khát thành công và không ngại chơi khô máu với đối phương nếu cần thiết. Điểm yếu: kiêu ngạo, lạnh lùng, độc đoán, đòi hỏi cao, hà khắc, thích so sánh hơn thua.
Nó hơi dài rồi nếu còn hứng thú, mời bạn đọc phần nói về “Nhóm Tư tưởng đạo đức (NF), trách nhiệm và khám phá“.