Nhà đất Tây Hồ dậy sóng khi có cầu Tứ Liên

Theo đề án quy hoạch đô thị sông Hồng mới được phê duyệt thì Thủ đô sẽ có 5 cây cầu mới được triển khai bắc qua sông Hồng và sông Đuống trong thời gian tới. Trong đó, 1 cây cầu được đầu tư theo hình thức BT và 4 cây cầu còn lại theo hình thức PPP.

Cầu Tứ Liên theo sở quy hoach Hà Nội là dự án ở quận Tây Hồ bắc qua sông Hồng, nối từ huyện Đông Anh tới đường Nghi Tàm. Dự kiến, sau khi cầu Tứ Liên đi vào hoạt động sẽ giải quyết bài toán về giao thông trực tiếp cho cầu Chương Dương và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã cho những vùng ven xung quanh, nâng tầm đẳng cấp cho bất động sản Tây Hồ.

Tổng quan dự án cầu Tứ Liên.

Dự án cầu Tứ Liên nối từ xã Đông Hội huyện Đông Anh, sang đường Nghi Tàm của quận Tây Hồ ( khu vực khách sạn Thắng Lợi), được triển khai theo hình thức BT*, thông tin cụ thể như sau:

– Chủ đầu tư: Tập đoàn Sun Group;

– Phương án thiết kế: Do Sun Group & tập đoàn T.Y.LIN (Mỹ);

– Tổng số vốn: 17000 tỷ VND;

– Tổng chiều dài: 4.8km;

– Chiều rộng mặt cầu: 43m ( 6 làn xe cơ giới và 2 làn cho người đi bộ);

– Thiết kế: Loại cầu dây văng, văng xoắn gồm 2 chính bằng bê tông cao khoảng 158m.

Sau khi dự án cầu Tứ Liên hoàn thành, cầu sẽ được thiết lập lộ trình mới đi từ Đông Anh qua quận Tây Hồ giảm thời gian lưu thông của người dân đi từ khu vực Cổ Loa, Đông Hội sang khu vực trung tâm Thủ đô khoảng 40 phút xuống còn 10 phút,…trở thành một trong số các tuyến giao thông chính giảm tải trực tiếp mật độ giao thông cho khu vực Chương Dương, Long Biên, Đông Trù hiện nay.

Phối cảnh cầu Tứ Liên

Ý nghĩa của cầu Tứ Liên với kinh tế-xã hội.

Cầu Tứ Liên vượt sông Hồng kết nối với Tây Hồ và Đông Anh, đang được đánh giá là cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng. Với mục tiêu sau khi hoàn thiện, cầu Tứ Liên sẽ giảm tình trạng ùn tắc giao thông từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố, ngoài 2 tuyến đường hiện tại là Phạm Văn Đồng – cầu Thăng Long và Võ Chí Công – cầu Nhật Tân.

Đặc biệt, cầu Tứ Liên sẽ giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Đông Anh, Cổ Loa vào trung tâm Thủ đô Hà Nội, hướng từ thành phố di chuyển ra đường QL 5, giao thông với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc dễ dàng hơn. Các trục đường quy hoạch mới xuống bãi giữa sông Hồng, đường quy hoạch sẽ bao quanh cầu Tứ Liên tạo lộ trình giao thông hiện đại và thông suốt kết nối Âu Cơ, quy hoạch mới và bãi giữa.

Định hướng về phát triển giao thông khi có sự hiện diện của cầu Tứ Liên đó là: Tăng cường phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm đáp ứng với nhu cầu đi lại của Thủ đô Hà Nội như xe buýt, đường sắt trên cao, triển khai thêm một số tuyến đường nhiều tầng từ vành đai 4 đi vào.

Ngoài việc giúp giao thông đi lại qua các xã, địa bàn thì cầu Tứ Liên còn là niềm tự hào của không chỉ người dân Tây Hồ mà còn là cả của Thủ đô. Nếu dự án cầu Tứ Liên đi vào hoạt động, khu vực phường Tứ Liên, phường Yên Phụ sẽ trở nên đẹp và hiện đại hơn. Nhà đất khu vực Tây Hồ vị thế đã lớn, nay còn phát triển mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần.

Tiến độ triển khai cầu Tứ Liên.

Cầu Tứ Liên hiện nay vẫn chỉ là quy hoạch 1/2000 nhưng theo những thông tin tôi biết thì Sun Group đã được nhà nước phân cho khá nhiều “đất vàng” ở Tây Hồ, một trong số đó có thể kể đến là dự án Sun Grand City Lotus Harbour 58 Tây Hồ đã được hoàn thiện.

Ngoài ra vào tháng 8/2021, UBND huyện Đông Anh đã hoàn thiện hồ sơ về việc lập quy hoạch sử dụng đất của huyện thời kỳ đến năm 2030 gửi các cơ quan cấp trên phê duyệt.

Theo hồ sơ này, phần lớn diện tích đất trồng lúa đã “đổi màu” thành các loại đất ở, đất thương mại dịch vụ, đất vui chơi – giải trí công cộng… Điều này có nghĩa là, những cánh đồng lúa, hoa màu trong giai đoạn trước sẽ dần dần được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng các khu đô thị, trung tâm thương mại, công viên, trung tâm triển lãm…

Những thông tin trên cho thấy, nhà nước đã hoàn tất việc của mình, còn lại chỉ là chờ kế hoạch cụ thể của nhà nước thì Sun Group sẽ thực hiện thi công trong nay mai.

Tuy Hà Nội chưa có kế hoạch cụ thể làm cầu Tứ Liên trong giai đoạn 2021 – 2025 nhưng việc xây dựng cầu Tứ Liên sẽ tác động tích cực không chỉ tới thị trường nhà đất Tây Hồ nhất là tại hai phường Tứ Liên và phường Yên Phụ mà thậm chí còn là hàng trăm ha tại Đông Anh và Long Biên. Cùng với việc phê duyệt đề án quy hoạch 1/5000 đô thị ven sông Hồng, mua nhà đất Tây Hồ đã đang và sẽ là xu hướng của những nhà đầu tư thông minh, tầng lớp tinh hoa mới của Hà Nội.

Ghi chú:

*BT là viết tắt của cụm từ Build – Transfer, được hiểu là Xây dựng – Chuyển giao. Dự án đầu tư BT là hình thức đầu tư ký kết giữa nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước để xây dựng những công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thiện công trình, nhà đầu tư tiến hành chuyển giao thành phẩm lại cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện thêm các dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hoặc có thể thỏa thuận thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BT.

Thắng Tây Hồ

Tôi yêu Tây Hồ, đam mê Bất động sản, thích âm nhạc, cụ thể là rock, chụp hình, dựng phim, viết lách, kinh doanh. Lý tưởng sống của tôi là chia sẻ, thế nên tôi lập ra blog này để chia sẻ về những điều đó.