Bất động sản Phường Thụy Khuê – Phố cổ ven hồ Tây thơ mộng.
Thụy Khuê cùng với phường Quảng An là hai phường có chiều dài ven hồ Tây lớn nhất quận Tây Hồ từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc 286 Thụy Khuê đến giữa đường Thanh Niên, phía nam và đông giáp quận Ba Đình, phía tây giáp phường Bưởi, phía bắc là hồ Tây.
Phường Thụy Khuê có diện tích 2,03km2, dân số đến năm 2022 là khoảng 14,1 nghìn người, mật độ dân số khoảng 7 nghìn người/km2.

Lịch sử phường Thụy Khuê.
Từ thời nhà Lý, làng Thụy Khuê có tên là Thụy Chương, thuộc huyện Quảng Đức, kinh đô Thăng Long, sau năm 1848 thì làng đổi tên thành Thụy Khuê, năm 1942 trở thành đại lý đặc biệt của Hà Nội, đến năm 1981 trở thành một phường của quận Ba Đình, sau 1995 thì trở thành một trong 8 phường của quận Tây Hồ.
Văn hóa xã hội.
Nếu để ý đến lịch sử văn học Việt Nam hẳn sẽ biết cụ Phan Kế Bính chính là một người con nổi tiếng nhất làng Thụy Khuê xưa. Ông là một trong những nhà văn hóa lớn của đất nước đầu thế kỷ XX, đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan mà lại tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục.
Vì hình thành từ thời nhà Lê nên phường Yên Phụ còn lưu giữ nhiều di tích văn hóa lịch sử của Thăng Long xưa như đền Voi Phục số 251 đường Thụy Khuê, thờ Linh Lang đại vương có quân đánh giặc Tống năm 1076.
Ở số 124 đường Thụy Khuê có miếu Cố Lê Tiết Nghĩa thờ những viên quan nhà Lê, gần đó còn có hai đình của giáp Đông và Đoài làng Thụy Chương xưa. Nghe các cụ già nói gần số 10 Thụy Khuê nay còn có Chùa Châu Lâm (Chùa Ba Đanh) và Viện Châu Lâm, sau bị người Pháp đã phá bỏ đầu thể kỷ XX.
Ngoài ra sẽ rất thiếu sót nếu không nói đến trường THPT Chu Văn An – một trong những trường học có bề dầy lịch sử nhất Hà Nội, nơi đào tạo rất nhiều danh nhân của đất nước.
Ngày xưa dân làng Thụy Khuê sinh sống bằng nghề nông, đánh bắt cá hồ Tây, dệt vải, nấu rượu và buôn bán.
Tiện ích và hạ tầng.
Là một khu vực trung tâm của Thăng Long xưa và Hà Nội nay, lại có truyền thống buôn bán lâu đời nên ở Thụy Khuê phải nói là “cái gì cũng có”.
Khu vực giải trí – ăn uống nổi tiếng nhất chính là trên tuyến phố Nguyễn Đình Thi với rất nhiều nhà hàng quán ăn từ sang trọng đến bình dân, chợ Tam Đa là một chợ lớn của Tây Hồ, đủ cung cấp thực phẩm và các nhu yếu phẩm thậm chí cho cả cư dân phường Liễu Giai và phường Vĩnh Phúc quận Ba Đình.
Còn về giáo dục, phường có hệ thống trường tiểu học, THCS, THPT mang tên Chu Văn An rất nổi tiếng, 4 trường mầm non quy mô lớn, cùng nhiều trường mầm non quy mô nhỏ khác.
Hiện nay ngoài quy hoạch dự kiến mở rộng hai trục đường chính của phường Thụy Khuê là đường Hoàng Hoa Thám và đường Thụy Khuê từ 2 lên 4 làn đường thì quy hoạch hạ tầng ở đây rất ổn định.

Bất động sản phường Thụy Khuê.
Phường Thụy Khuê là một khu già của bất động sản Tây Hồ, nơi quy hoạch đô thị đã hoàn thiện, không có nhiều đột phá như ở những phường khác của quận, nên giá ở đây thường di chuyển ở mức trung bình vào khoảng 190tr – 200tr/m2 (cao hoặc thấp hơn sẽ tùy thuộc vị trí nhà đất cụ thể).
Giá nhà phố ở Thụy Khuê cũng như phường Bưởi, nhà mặt phố Nguyễn Đình Thi sẽ gần như ở phố Trích Trài.
Ngõ xe máy tránh ba gác các ngôi nhà tùy nội thất sẽ giao động từ 150-170tr/m2, ngõ nhỏ và sâu sẽ có giá thấp hơn.
Phường Thụy Khuê sẽ hợp với những người quen với sự tấp nập của cuộc sống Hà Thành hơn là những người thích sự tĩnh lặng vốn có của Tây Hồ.